Cravit được chuyển nhanh vào mỗi mô và có nồng độ cao tại đó nhưng không tích lũy và phần lớn được thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi.
Cravit có hiệu lực lâm sàng trên nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu-sinh dục, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
Từ các số liệu cho thấy rằng từ pH 0,6 đến 5,8, tính hoà tan của Cravit về cơ bản là ổn định (xấp xỉ 100 mg/mL). Cravit có thể hòa tan hoàn toàn trong phạm vi pH này. Trên độ pH 5,8 độ hoà tan tăng nhanh và đạt được mức tối đa là pH 6,7 (272 mg/mL) và nó cũng được hoà tan hoàn toàn trong độ pH này. Trên độ pH 6,7, độ hòa tan giảm xuống và đạt được giá trị tối đa (vào khoảng 50 mg/mL) ở độ pH khoảng 6,9. Cravit ở trạng thái ổn định khi liên kết với nhiều ion kim loại khác. Trong vitro khả năng hình thành chelat hóa theo các thứ tự sau: Al+3 > Cu+2 > Zn+2 > Mg+2 > Ca+2.
Levofloxacin là đồng phân dạng L của hỗn hợp racemic, ofloxacin - một kháng sinh nhóm quinolon. Hoạt tính kháng khuẩn của ofloxacin chủ yếu do đồng phân dạng L.
Dạng đồng phân này có hoạt tính mạnh gấp 2 lần so với ofloxacin.
Cơ chế tác dụng của levofloxacin và các kháng sinh fluoroquinolon khác liên quan đến khả năng ức chế topoisomerase IV và ADN gysare của vi khuẩn (cả hai enzym này thuộc loại enzym topoisomerase tuýp II), các enzym này cần thiết cho quá trình nhân đôi, sao chép, sửa chữa và tái tổ hợp ADN. Levofloxacin có tác dụng kháng khuẩn in vitro trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Levofloxacin thường có tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ bằng hoặc cao hơn một chút so với nồng độ ức chế.
Các fluoroquinolon bao gồm levofloxacin, có cấu trúc hóa học và cơ chế tác dụng khác so với các kháng sinh nhóm aminoglycosid, macrolid và β-lactam, bao gồm các penicillin. Do đó các fluoroquinolon có thể có hoạt tính trên các vi khuẩn đã đề kháng với các kháng sinh kể trên. Đề kháng với levofloxacin do đột biến tự phát in vitro rất hiếm gặp (khoảng 10-9 đến 10-10). Mặc dù đã ghi nhận đề kháng chéo giữa levofloxacin và các fluoroquinolon khác, tuy nhiên một vài chủng vi khuẩn đã kháng các fluoroquinolon khác có thể vẫn nhạy cảm với levofloxacin.
Levofloxacin thể hiện hoạt tính kháng khuẩn trên hầu hết các chủng vi khuẩn dưới đây ở cả in vitro và trên lâm sàng với các nhiễm khuẩn đã được mô tả ở phần Chỉ định và Liều lượng và cách dùng:
Các vi khuẩn hiếu khí Gram dương
Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus pneumoniae (bao gồm các chủng kháng penicillin), Streptococcus pyogenes
Các vi khuẩn hiếu khi Gram âm
Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Haemophilus parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa
Các vi khuẩn khác
Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae
Các dữ liệu sau đây được chứng minh in vitro nhưng ý nghĩa lâm sàng chưa được thiết lập.
Các vi khuẩn hiếu khí Gram dương
Staphylococcus epidermidis, Streptococcus (Nhóm C/F), Streptococcus (Nhóm G), Streptococcus agalactiae, Streptococcus milleri, nhóm Streptococcus Viridan
Các vi khuẩn hiếu khí Gram âm
Acinetobacter baumannii, Acinetobacter lwoffii, Bordetella pertussis, Citrobacter (diversus) koseri, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Enterobacter sakazakii, Klebsiella oxytoca, Morganella morganii, Pantoea (Enterobacter) agglomerans, Proteus vulgaris, Providencia rettgeri, Providencia stuartii, Pseudomonas fluorescens, Serratia marcescens
Các vi khuẩn kị khí Gram dương
Clostridium perfringens.
Mối quan hệ PK/PD
Khả năng diệt khuẩn của levofloxacin phụ thuộc vào tỷ lệ nồng độ tối đa trong huyết thanh (Cmax) hoặc diện tích dưới đường cong (AUC) và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).
Cơ chế đề kháng
Sự đề kháng với levofloxacin thu được thông qua một quá trình đột biến nhiều bước bằng cách gây biến đổi điểm đích ở cả 2 men topoisomerases II, DNA gyrase và topoisomerase IV đối với cả hai loại topoisomerases II, DNA gyrase và topoisomerase IV. Các cơ chế kháng thuốc khác như hàng rào thẩm thấu (phổ biến ở Pseudomonas aeruginosa) và cơ chế bơm thoát dòng cũng có thể ảnh hưởng đến tính nhạy cảm với levofloxacin.
Đề kháng chéo giữa levofloxacin và các fluoroquinolones khác cũng được ghi nhận. Do cơ chế tác dụng khác nhau, thường không có kháng chéo giữa levofloxacin và các loại thuốc kháng sinh khác.
Điểm gãy
Điểm gãy (breakpoint) nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của levofloxacin để phân biệt chủng nhạy cảm với chủng nhạy cảm trung gian và chủng nhạy cảm trung gian với chủng đề kháng theo khuyến cáo của EUCAST được trình bày trong bảng sau (phiên bản 2.0, 2012-01-01):
- xem Bảng 1.

Tỷ lệ về sự đề kháng mắc phải có thể khác nhau về mặt địa lý và thời gian đối với các loài vi khuẩn chọn lọc và thông tin về sự đề kháng ở địa phương là cần thiết, đặc biệt khi đang điều trị các nhiễm khuẩn nặng. Nếu cần thiết, nên hỏi lời khuyên của các chuyên gia bởi vì tỷ lệ đề kháng ở địa phương là một yếu tố hữu dụng, ít nhất là đối với một số loại nhiễm khuẩn đáng ngờ.