Dữ liệu thử nghiệm lâm sàng và Dữ liệu sau khi lưu hành thuốc
Tóm tắt hồ sơ an toàn: Dữ liệu biến cố bất lợi được trình bày dưới đây dựa trên sự phân tích các thử nghiệm lâm sàng chung có đối chứng với giả dược với tất cả các chỉ định, với tổng số 3.416 bệnh nhân được điều trị bằng levetiracetam. Những dữ liệu này được bổ sung với việc sử dụng levetiracetam trong các nghiên cứu mở rộng nhãn mở tương ứng cũng như trong kinh nghiệm sau khi lưu hành thuốc. Tác dụng không mong muốn được báo cáo với tần suất nhiều nhất là viêm mũi-họng, buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi và choáng váng. Hồ sơ an toàn của levetiracetam thường là tương tự giữa các nhóm tuổi (bệnh nhân người lớn và trẻ em) và giữa các chỉ định động kinh đã được phê duyệt.
Các tác dụng không mong muốn được xếp loại theo loại tần suất sử dụng quy ước sau: Rất phổ biến ≥1/10, Phổ biến ≥1/100 đến <1/10, Không phổ biến ≥1/1000 đến <1/100, Hiếm ≥1/10000 đến <1/1000, Rất hiếm <1/10000, Không biết (không thể ước tính từ dữ liệu sẵn có).
- Các nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng:
+ Rất phổ biến: Viêm mũi họng.
+ Hiếm: Nhiễm khuẩn.
- Rối loạn về máu và hệ bạch huyết:
+ Không phổ biến: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
+ Hiếm: Giảm toàn bộ huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Hiếm: Phản ứng thuốc có tăng eosinophi và các triệu chứng toàn thân (DRESS).
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
+ Phổ biến: Chán ăn.
+ Không phổ biến: Sụt cân, tăng cân.
+ Hiếm: Giảm natri huyết.
- Rối loạn tâm thần:
+ Phổ biến: Trầm cảm, chống đối/gây hấn, lo lắng, mất ngủ, bồn chồn/kích thích.
+ Không phổ biến: Nỗ lực tự tử, ý định tự tử, rối loạn tâm thần, hành vi bất thường, ảo giác, giận dữ, trạng thái lú lẫn, cơn hoảng sợ, không ổn định về cảm xúc/thay đổi tâm trạng, lo âu.
+ Hiếm: Thực hiện hành vi tự tử, rối loạn tính cách, suy nghĩ bất thường.
- Rối loạn hệ thần kinh:
+ Rất phổ biến: Buồn ngủ, đau đầu.
+ Phổ biến: Co giật, rối loạn thăng bằng, choáng váng, ngủ lịm, run.
+ Không phổ biến: Quên, suy giảm trí nhớ, mất điều hòa/ điều phối vận động bất thường, dị cảm, rối loạn tập trung.
+ Hiếm: Múa giật múa vờn, rối loạn vận động, chứng tăng động.
- Rối loạn về mắt: Không phổ biến: Song thị, nhìn mờ.
- Rối loạn tai và mê đạo: Phổ biến: Chóng mặt.
- Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất: Phổ biến: Ho.
- Rối loạn tiêu hóa:
+ Phổ biến: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, nôn, buồn nôn.
+ Hiếm: Viêm tụy.
- Rối loạn gan mật:
+ Không phổ biến: Xét nghiệm chức năng gan bất thường.
+ Hiếm: Suy gan, viêm gan.
- Rối loạn da và mô dưới da:
+ Phổ biến: Phát ban.
+ Không phổ biến: Rụng tóc, chàm, ngứa.
+ Hiếm: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson, hồng ban đa dạng.
- Rối loạn cơ xương và hệ mô liên kết: Không phổ biến: Yếu cơ, đau cơ.
- Rối loạn toàn thân và tại chỗ: Phổ biến: Suy nhược, mệt mỏi.
- Chấn thương, nhiễm độc và biến chứng do thủ thuật: Không phổ biến: Chấn thương.
Mô tả những tác dụng không mong muốn được lựa chọn: Nguy cơ chán ăn cao hơn khi dùng topiramate đồng thời với levetiracetam.
Trong vài trường hợp bị rụng tóc, quan sát thấy có hồi phục khi ngừng dùng levetiracetam.
Ức chế tủy xương được xác định trong một số trường hợp giảm toàn bộ huyết cầu.
Đối tượng trẻ em: Trên những bệnh nhân 4-16 tuổi, tổng số 645 bệnh nhân đã được điều trị với levetiracetam trong các nghiên cứu mở rộng nhãn mở và có đối chứng với giả dược. Có 233 bệnh nhân trong nhóm này được điều trị với levetiracetam trong các nghiên cứu có đối chứng với giả dược. Những dữ liệu này được bổ sung vào kinh nghiệm sử dụng levetiracetam sau khi lưu hành thuốc. Dữ liệu về biến cố bất lợi của levetiracetam thường là tương tự nhau giữa các nhóm tuổi và giữa các chỉ định động kinh được phê duyệt. Kết quả về tính an toàn của levetiracetam trên bệnh nhi trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng với giả dược và trên người lớn là nhất quán, ngoại trừ các tác dụng không mong muốn về hành vi và tâm thần thường xuất hiện trên trẻ em hơn là ở người lớn. Trên trẻ em và thanh thiếu niên từ 4 đến 16 tuổi, nôn (rất phổ biến, 11,2%), lo âu (phổ biến, 3,4%), thay đổi tâm trạng (phổ biến, 2,1%), cảm xúc không ổn định (phổ biến, 1,7%), dễ gây hấn (phổ biến, 8,2%), hành vi bất thường (phổ biến, 5,6%) và ngủ lịm (phổ biến, 3,9%) được báo cáo với tần suất nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác hoặc trong hồ sơ an toàn nói chung.
Một nghiên cứu mù đôi, có đối chứng với giả dược về an toàn trên bệnh nhi với thiết kế không-kém-hơn (non-inferior) đã đánh giá tác động trên nhận thức và tâm lý-thần kinh của levetiracetam trên trẻ em 4 đến 16 tuổi có các cơn co giật khởi phát cục bộ. Đã có kết luận rằng levetiracetam không khác biệt (không-kém-hơn) so với giả dược về sự thay đổi so với ban đầu trên thang điểm tổng hợp kiểm tra trí nhớ, khả năng chú ý và trí nhớ Leiter-R, trong quần thể nghiên cứu theo đề cương (per protocol). Kết quả liên quan đến chức năng cảm xúc và hành vi đã cho thấy điều trị bằng levetiracetam làm xấu đi về hành vi gây hấn được xác định bởi phương pháp hệ thống và tiêu chuẩn hóa sử dụng một thiết bị đã được thẩm định (bảng kiểm về hành vi trẻ em Achenbach – CBCL). Tuy nhiên, những đối tượng dùng levetiracetam trong nghiên cứu theo dõi, nhãn mở trong thời gian dài nhìn chung không cho thấy biểu hiện xấu đi về chức năng cảm xúc và hành vi; đặc biệt các đánh giá về hành vi gây hấn không xấu đi so với ban đầu.