Uperio

Uperio

sacubitril + valsartan

Nhà sản xuất:

Novartis Pharma
Thông tin kê toa tóm tắt
Thành phần
Uperio 50mg Mỗi viên: Sacubitril 24,3 mg, valsartan 25,7 mg. Uperio 100mg Mỗi viên: Sacubitril 48,6 mg, valsartan 51,4 mg. Uperio 200mg Mỗi viên: Sacubitril 97,2 mg, valsartan 102,8 mg.
Chỉ định/Công dụng
Suy tim có triệu chứng ở bệnh nhân có rối loạn chức năng tâm thu.
Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng
Liều khởi đầu khuyến cáo: 100 mg, 2 lần/ngày, trừ các tình huống dưới đây. Nên tăng gấp đôi liều sau 2-4 tuần đến liều mục tiêu 200 mg, 2 lần/ngày tùy dung nạp. Nếu gặp vấn đề về khả năng dung nạp (HA tâm thu ≤ 95mmHg, hạ HA triệu chứng, tăng kali máu, rối loạn chức năng thận): khuyến cáo chỉnh liều các thuốc dùng đồng thời, giảm liều tạm thời hoặc ngừng điều trị Uperio. Bệnh nhân hiện không dùng ACEI hoặc ARB hoặc dùng các thuốc này với liều thấp: nên khởi đầu 50 mg, 2 lần/ngày và chỉnh liều chậm (tăng gấp đôi sau mỗi 3-4 tuần). Bệnh nhân có HA tâm thu ≥ 100-110mmHg: xem xét khởi đầu 50 mg, 2 lần/ngày. Nếu quên một liều: nên dùng liều tiếp theo vào thời gian đã định.
Cách dùng
Đường uống, có thể cùng hoặc không cùng với thức ăn. Nuốt nguyên viên cùng với nước.
Chống chỉ định
Quá mẫn với thành phần thuốc. Sử dụng đồng thời với aliskiren ở bệnh nhân đái tháo đường/suy thận (eGFR < 60 mL/phút/1,73m2) hoặc với ACEI (không dùng trong vòng 36 giờ sau khi dừng ACEI). Phù mạch di truyền/vô căn. Tiền sử phù mạch liên quan ACEI/ARB. Suy gan nặng, xơ gan mật, ứ mật. Phụ nữ có thai.
Thận trọng
Bệnh nhân hẹp động mạch thận, có tiền sử phù mạch, NYHA độ IV. Không nên bắt đầu điều trị trừ khi HA tâm thu ≥100 mmHg. Khi bắt đầu điều trị hoặc trong khi chuẩn độ liều, nên theo dõi HA thường xuyên. Nguy cơ hạ HA ở bệnh nhân suy thận. Nguy cơ giảm chức năng thận (có thể tăng thêm do mất nước hoặc dùng đồng thời NSAID). Không nên bắt đầu điều trị hoặc xem xét ngừng điều trị nếu kali huyết thanh >5,4mmol/L. Theo dõi kali huyết thanh, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận, đái tháo đường, giảm aldosteron huyết, có chế độ ăn nhiều kali hoặc đang dùng thuốc đối kháng corticoid khoáng. Nếu phù mạch xuất hiện, nên ngừng dùng Uperio ngay và không được dùng lại. Đối tượng đặc biệt: Bệnh nhân cao tuổi: liều dùng nên phù hợp với chức năng thận. Bệnh nhân suy thận/gan nhẹ: không cần chỉnh liều; suy thận trung bình: xem xét khởi đầu 50 mg, 2 lần/ngày; suy thận nặng, suy gan trung bình: thận trọng, khuyến cáo khởi đầu 50 mg, 2 lần/ngày; suy thận giai đoạn cuối: không khuyến cáo dùng. Trẻ em & thiếu niên <18 tuổi: chưa xác định độ an toàn và hiệu quả. Nên dùng biện pháp tránh thai trong điều trị và 1 tuần sau khi dùng liều cuối. Không dùng trong thời gian cho con bú. Sử dụng máy móc/lái xe: thuốc có thể gây chóng mặt, mệt mỏi.
Tác dụng không mong muốn
Rất thường gặp: tăng kali máu, hạ HA, suy giảm chức năng thận. Thường gặp: thiếu máu; giảm kali máu, hạ đường huyết; choáng váng, nhức đầu, ngất; chóng mặt; hạ HA thế đứng; ho; tiêu chảy, buồn nôn, viêm dạ dày; suy thận; mệt mỏi, suy nhược.
Tương tác
CCĐ dùng đồng thời: Aliskiren trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2, ACEI (nguy cơ phù mạch). Không khuyến cáo dùng đồng thời: Aliskiren trên bệnh nhân suy thận, ARB. Cân nhắc khi phối hợp: Statin, chất ức chế PDE5. TTT có thể xuất hiện, cân nhắc khi phối hợp: thuốc lợi tiểu giữ kali (như triamteren, amilorid), thuốc đối kháng thụ thể corticoid khoáng (như spironolacton, eplerenon), chế phẩm bổ sung kali, muối chứa kali; NSAID bao gồm thuốc ức chế COX-2; lithi; furosemide; chất vận chuyển OATP và MRP2; metformin.
Phân loại MIMS
Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II
Phân loại ATC
C09DX04 - valsartan and sacubitril ; Belongs to the class of angiotensin II receptor blockers (ARBs), other combinations. Used in the treatment of cardiovascular disease.
Trình bày/Đóng gói
Dạng
Uperio 100mg Viên nén bao phim
Trình bày/Đóng gói
2 × 14's
Dạng
Uperio 200mg Viên nén bao phim
Trình bày/Đóng gói
4 × 7's
Dạng
Uperio 50mg Viên nén bao phim
Trình bày/Đóng gói
2 × 14's
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Sign in
Register or sign in to continue
Asia's one-stop resource for medical news, clinical reference and education
Already a member? Sign in